Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non ngày càng được giáo viên và phụ huynh chú trọng nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện. Để cập nhật những trò chơi bổ ích nhất, hãy cùng Mmost khám phá top 10 trò chơi hay trong bài viết hôm nay.
Mèo đuổi chuột
Trò chơi mèo đuổi chuột là trò chơi dân gian rất phổ biến với trẻ mầm non. Trò chơi giúp các bé rèn luyện khả năng phản xạ nhanh qua việc nhận diện mình là “mèo” hay “chuột”.
Dưới sự hướng dẫn của quản trò, các bé xếp thành vòng tròn, nắm tay nhau để tạo thành hành lang cho chuột và mèo chạy qua. Quản trò chọn hai bạn để đóng vai “mèo” và “chuột”. Bạn làm “chuột” sẽ chạy trước, và “mèo” sẽ đuổi theo sau. Chuột chạy qua hành lang nào thì mèo cũng phải chạy qua hành lang đó. Nếu mèo chạy sai đường, sẽ không được tính. Khi chuột chạy được hai vòng mà mèo chưa bắt kịp, mèo sẽ thua.
Nhảy bao bố
Nhảy bao bố là một trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thường được tổ chức ngoài trời nhằm nâng cao thể lực. Người chơi chia thành các đội. Mỗi đội xếp thành hàng dọc.
Người đầu tiên trong hàng nhận bao, vào vị trí xuất phát và đứng trong bao, hai tay giữ miệng bao. Khi có hiệu lệnh “xuất phát”, người đó bật nhảy di chuyển đến đích và quay lại để đưa bao cho người tiếp theo. Cứ lần lượt như vậy, đội nào có thành viên về đích trước sẽ thắng cuộc.
Bịt mắt bắt dê
Khi nhắc đến những trò chơi dân gian cho trẻ mầm non, chắc hẳn nhiều bạn sẽ nghĩ ngay đến trò bịt mắt bắt dê. Trò chơi này kích thích sự phát triển của các giác quan và nâng cao khả năng phán đoán của bé. Cả nhóm sẽ chơi “u xì” để chọn ra hai bạn đặc biệt. Hai bạn này tiếp tục chơi “oẳn tù xì” để phân vai: người thắng làm “dê”, người thua làm “người tìm dê”.
Các bạn còn lại xếp thành vòng tròn để “dê” không ra khỏi phạm vi. Người tìm dê bịt mắt bằng khăn hoặc tấm vải, còn dê thì kêu “be be” và cố gắng tránh bị bắt. Khi dê bị bắt, đổi vai và tiếp tục trò chơi. Trò chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng phán đoán và phản xạ nhanh nhạy.
Ô ăn quan
Ô ăn quan là một trò chơi dân gian cho trẻ mầm non giúp bé tăng khả năng ghi nhớ và quan sát. Trò chơi gồm 10 ô dân và 2 ô quan. Mỗi ô dân chứa 5 viên đá nhỏ, còn 2 ô quan chứa 1 viên đá lớn. Người chơi oẳn tù xì để xác định ai đi trước, người thắng sẽ bắt đầu từ một ô bất kỳ, rải đá theo hướng tùy ý.
Người chơi rải lần lượt từng viên đá từ ô đã chọn vào các ô khác theo thứ tự liền kề. Nếu ô kế tiếp sau ô cuối cùng rải đá là một ô trống, người chơi sẽ “ăn” số đá trong ô tiếp theo sau ô trống đó. Khi trò chơi kết thúc, người có nhiều đá hơn sẽ thắng.
Kéo co
Kéo co là trò chơi dân gian thường thấy vào mỗi dịp Tết, giúp trẻ mầm non tăng tinh thần đoàn kết và nâng cao thể lực. Cả nhóm được chia thành hai đội với số lượng thành viên bằng nhau, cần phân chia đội hình cân đối để tạo sức kéo cân bằng.
Cả hai đội đứng vào vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu”, cả hai đội dùng sức kéo dây về phía đội mình. Đội nào tuột dây, ngã, hoặc bị kéo qua vạch xuất phát sẽ thua. Nếu không có dây, bạn có thể cho các bé đứng sát bám vào eo nhau và tham gia chơi như bình thường.
Kéo cưa lừa xẻ
Kéo cưa lừa xẻ là trò chơi dân gian cho trẻ mầm non giúp bé giải trí và gắn kết với nhau. Trò chơi giúp các bé giao tiếp tự nhiên hơn với bạn bè và mọi người xung quanh. Trò chơi rất đơn giản: hai bé ngồi đối diện nhau, có thể nắm tay hoặc đan tay vào nhau.
Các bé sẽ vừa hát bài hát dân gian “kéo cưa lừa xẻ” vừa đẩy tay qua lại. Bé nào không giữ được thăng bằng và nghiêng người về trước hoặc sau sẽ thua. Hình thức phạt khi thua cuộc có thể linh hoạt, tùy thuộc vào ý kiến của các bé và quản trò.
Chi chi chành chành
Để kích thích sự phản xạ nhanh và rèn luyện sự tập trung cho trẻ, bạn có thể tổ chức trò chơi “chi chi chành chành”. Lớp học được chia thành các đội chơi có từ 3 thành viên trở lên để tham gia trò chơi này.
Trong mỗi đội, có 3 bạn chơi. Một bạn sẽ đứng giữa và xòe tay, ngửa lòng bàn tay lên. Các bạn còn lại đặt ngón tay trỏ vào lòng bàn tay của bạn đứng giữa và cùng đọc bài đồng giao “chi chi chành chành”.
Khi đến cuối bài với câu “ù à ù ập”, bạn đứng giữa sẽ nhanh chóng nắm tay lại để bắt tay của các bạn. Các bạn khác phải rút tay ra nhanh để không bị nắm lại. Người nào không kịp rút tay và bị nắm trúng sẽ thua cuộc.
Trò chơi này không chỉ giúp trẻ rèn luyện sự phản xạ nhanh mà còn thú vị và hỗ trợ trong việc phát triển kỹ năng xã giao và tập trung của các bé.
Cá sấu lên bờ
Trong những trò chơi dân gian cho trẻ mầm non, một trò chơi thú vị là “cá sấu lên bờ”. Trò chơi này giúp bé phát triển tư duy nhanh, phản xạ nhanh và kỹ năng quan sát nhanh. Quản trò sẽ vẽ hai đường thẳng dài song song nhau để tượng trưng cho nước. Một bạn trong nhóm được chọn làm “cá sấu” và đứng giữa hai đường vạch này, còn lại là “bờ”.
Cá sấu phải di chuyển trong khoảng giữa hai đường vạch để bắt những bạn bên “bờ” nào chạm tay hoặc chân xuống vạch mà không kịp lên bờ. Các bạn ở bờ có thể trêu đùa cá sấu bằng cách đưa tay hoặc chạy vào hai đường vạch “bờ” mà không để cá sấu bắt được khi chạm vào nước. Bạn nào rơi xuống nước mà không kịp lên để cá sấu bắt sẽ làm cá sấu tiếp theo.
Trò chơi đếm sao
Trò chơi đếm sao là một hoạt động rèn luyện trí tuệ thú vị cho trẻ mầm non, nhưng có cách chơi hoàn toàn khác biệt. Cả nhóm sẽ ngồi lại thành một vòng tròn và chọn một người đứng ngoài vòng. Người này sẽ đập tay từ sau lưng của từng bạn một theo thứ tự khi mỗi câu hát của bài đếm sao kết thúc. Khi từ “sao” cuối cùng rơi vào người nào, người đó phải lập tức đọc lại bài đếm sao mà không được nhầm lẫn hoặc ngắt quãng.
Oẳn tù tì
Trò chơi dân gian “Oẳn tù tì” (hay còn gọi là kéo – búa – bao hoặc kéo – búa – lá) là một hoạt động giúp các bé rèn luyện khả năng phán đoán dựa trên tư duy cá nhân. Trong trò chơi này, các bé sẽ đọc câu đồng giao “oẳn tù tì, ra cái gì, ra cái này”. Sau đó, mỗi bạn sẽ lựa chọn giữa kéo, búa hoặc bao (lá) theo cách sau:
- Kéo: Bé giơ ngón tay trỏ và ngón tay giữa lên.
- Búa: Bé nắm bàn tay lại thành hình nắm đấm.
- Bao/lá: Bé xòe ra 5 ngón tay của mình.
Cách tính điểm trong trò chơi thường được quy định như sau:
- Kéo thắng bao (vì kéo cắt được bao).
- Búa thắng kéo (vì búa đập được kéo).
- Bao thắng búa (vì bao bọc được búa).
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non không chỉ giúp các bé cải thiện nhiều kỹ năng như tư duy, phản xạ, vận động mà còn mang đến những giây phút giải trí và thư giãn đáng nhớ. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo và cho bé trải nghiệm các không gian văn hóa đa dạng tại Mmost để giúp các bé phát triển toàn diện hơn. Ngoài ra các bạn có thể cho con chơi các trò chơi trí tuệ cho bé để giúp bé phát triển trí nào nhanh chóng hơn.